Phù hiệu xe tải là gì? quy định gắn phù hiệu xe tải từ năm nay như thế nào? giá bao nhiêu, mức phạt khi không gắn phù hiệu và một số vấn đề liên quan sẽ được isuzu Vân Nam giải đáp thắc mắc theo công văn mới nhất như sau:

Quy định mới về gắn phù hiệu xe tải?

Theo nghị định 86/2014/NĐ-CP của chính phủ về kinh doanh & điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe tải kết hợp thông tư 63/2014/TT-BGTVT của bộ GTVT, các phương tiện như xe hơi, xe tải cũng như bán tải, xe khách, xe container, khi tham gia kinh doanh vận tải chở hàng hóa & hành khác thì bắt buộc phải gắn hộp đen định vị hợp chuẩn & xin cấp phù hiệu xe.

Riêng đối với xe tải, theo quy định thì toàn bộ các loại xe tải không phân biệt trọng tải, tính đến 2020 tất cả đều phải gắn phù hiệu, tem phù hiệu phải được gắn ở trước kính xe hoặc dán ở mặt ngoài cánh cửa buồng lái của lái xe khi tham gia giao thông.

Các bước thực hiện như sau:

  • B1: Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) hợp chuẩn
  • B2: Kiểm định xe theo loại hình kinh doanh vận tải
  • B3: Xin cấp phù hiệu xe tải

Hiện tại có rất nhiều đơn vị nhận làm phù hiệu xe tải trọn gói, gắn tận nơi giao tận tay, trên toàn quốc, với các khu vực Hà Nội & TP.HCM thì chỉ cần 1-3 ngày xong, còn ở các tỉnh thì 4 ngày xong, tuy nhiên đối với các bạn lần đầu mua xe tải sẽ được đại lý xe tải hỗ trợ trọn gói bao gồm xin cấp phù hiệu xe tải.

Isuzu Vân Nam là một trong những đơn vị cung cấp xe tải isuzu với giá trọn gói bao gồm luôn định vị phù hiệu, nên khách hàng nếu có nhu cầu muốn mua xe tải, tham khảo hoặc muốn xin cấp phù hiệu cho xe tải có sẵn, gia hạn…thì có thể tham khảo dịch vụ bên chúng tôi.

Lộ trình cụ thể như sau:

Phù hiệu xe tải

Xe không kinh doanh vận tải có bắt buộc gắn phù hiệu?

Trước tiên bạn phải hiểu xe tải không kinh doanh vận tải thì là chở hàng gì? mua xe tải mà không kinh doanh vận tải vậy mua xe để làm gì? Thực tế, câu hỏi này chúng tôi đã gặp rất nhiều trong suốt thời gian qua, nhiều cá nhân, doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi thực hiện quy định.

Nhiều bạn lầm tưởng rằng, không kinh doanh vận tải là chở hàng giao hàng không thu tiền trực tiếp, chở hàng nhà & cá nhân nên không có giấy phép kinh doanh vận tải nên không cần gắn.

Tuy nhiên, theo Khoản 1, Điều 50 Thông tư 63/2014/TT-Bộ GTVT ngày 7/11/2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ nêu rõ: Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp bắt buộc phải gắn phù hiệu nếu thuộc vào một trong nhóm đối tượng dưới đây:

  1. Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  2. Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  3. Có từ 5 xe trở lên.
  4. Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.

Vì thế, các bạn nên nắm rõ các thông tin này để hoàn thiện các thủ tục cần thiết theo đúng pháp luật hiện hành, nhưng tốt nhất các bạn nên gắn đầy đủ định vị & phù hiệu để tránh gặp phải gặp rắc rối, bị phạt tiền, giam bằng… và để được sở GTVT tải cấp phù hiệu thì có hai cách:

Cách 1: Chủ xe phải lập doanh nghiệp vận tải. Nhưng thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe như người điều hành phải có bằng đại học, có bãi đỗ xe, có giấy phòng cháy chữa cháy, giấy vệ sinh môi trường, giấy an ninh trật tự, rồi phải có đủ số lượng đầu xe…

Cách 2: Chủ phương tiện phải làm thủ tục gia nhập hợp tác xã vận tải. Hợp tác xã sẽ đứng ra đại diện xin cấp phù hiệu cho xe mình. Chủ xe phải đóng phí hằng năm trên mỗi đầu xe, giá hiện nay ở mức 500.000 – 1 triệu đồng/xe dưới 3,5 tấn (các xe có tải trọng lớn có thể đóng gần 4 triệu đồng/năm).

Chế tài xử phạt xe tải không gắn phù hiệu như thế nào?

1. Xử phạt với người điều khiển xe:

– Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

2. Xử phạt đối với chủ xe:

– Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Tóm lại, khi đã mua xe tải thì chắc chắn phải chở hàng và lưu thông trên đường nên để tránh tai mắt của CSGT thì mọi người nên chấp hành theo luật sẽ tốt hơn, chỉ trừ khi bạn mua xe tải để chở hàng nội bộ thì không cần gắn làm gì? >>> để xem thêm thủ tục cấp phù hiệu như thế nào thì các bạn có thể tham khảo bài viết “Quy trình thủ tục gắn phù hiệu xe tải?