Phù hiệu xe ô tô tải là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với các loại ô tô tải. Cùng Isuzu tìm hiểu các quy định mới nhất về phù hiệu xe tải.

Đối với các lái xe tải thì phù hiệu xe ô tô tải đã không còn là điều gì quá xa lạ nữa. Đây là một trong những loại giấy tờ quan trọng cần có khi lưu thông bằng xe tải. Vậy các quy định mới nhất về phù hiệu xe ô tô tải là gì? Hãy cùng Isuzu tìm hiểu tất tần tật thông tin về loại giấy tờ này mà mọi lái xe đều nên biết.

>>> Khám phá xe tải là gì?

Phù hiệu xe ô tô tải là gì?

Theo nghị định số 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe tải, ô tô có nêu những đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải bắt buộc phù hiệu xe tải, ô tô. Loại phù hiệu này còn được gọi là tem xe, là một loại giấy tờ được cấp bởi những cơ quan có thẩm quyền.

Phù hiệu xe ô tô tải có vai trò thể hiện cách thức và mục đích sử dụng của xe. Đồng thời  đây cũng là dấu hiệu để các cơ quan chức năng kiểm tra và kiểm soát dịch vụ vận tải. Nó chỉ có giá trị 07 năm đồng thời không được quá niên hạn sử dụng của xe.

Phù hiệu xe được gắn ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT đã nêu rõ quy định về vị trí gắn phù hiệu xe ô tô tải. Theo đó, phù hiệu phải được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Ngoài ra, trên phù hiệu xe ô tô tải phải không có dấu hiệu bị tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin.

Những loại xe tải nào phải gắn phù hiệu xe ô tô tải?

Căn cứ theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, những loại xe phải gắn phù hiệu xe ô tô tải khi tham gia giao thông đó là:

  • Xe vận tải hàng hóa. Bao gồm: xe tải các loại, xe bồn, xe xitec, xe đầu kéo, xe siêu trường, siêu trọng, rơ moóc.
  • Xe vận tải hành khách. Bao gồm: xe buýt, xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định, xe chạy hợp đồng và xe du lịch.
  • Xe ô tô kinh doanh chuyên vận chuyển hàng hóa sở hữu tải trọng xe từ 10 tấn trở lên.
  • Xe ô tô kinh doanh vận chuyển hàng từ 7 đến dưới 10 tấn.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải trọng lượng từ 3.5 tấn đến 7 tấn.
  • Các loại xe vận chuyển hàng  nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
  • Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Thời hạn sử dụng phù hiệu là bao lâu?

Một điều mà các bạn nên đặc biệt lưu ý, đó là thường xuyên kiểm tra thời hạn sử dụng của phù hiệu xe ô tô tải. Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, nêu rõ thời hạn sử dụng của phù hiệu xe ô tô tải, cụ thể:

  • Đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, xe trung chuyển: 07 năm nhưng không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
  • Đối với loại phù hiệu xe ô tô tải “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các loại xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp lễ, Tết: không quá 30 ngày.
  • Đối với loại phù hiệu xe ô tô tải “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các loại xe tăng cường dịp Lễ, Tết dương lịch hay các kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia, tuyển sinh: Không quá 10 ngày.

Hình thức xử phạt khi không gắn phù hiệu?

Như đã nói ở trên thì việc gắn phù hiệu xe ô tô tải cho xe kinh doanh vận tải là quy định bắt buộc. Việc không tuân theo quy định của pháp luật chắc chắn tài xế sẽ bị xử phạt.theo quy định.

Dựa vào Nghị định 86/2014/NĐ-CP, các quy định về mức phạt xe không có gắn phù hiệu xe ô tô tải chi tiết như sau:

  • Đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có vận chuyển hàng hóa và vi phạm quy định về vận tải đường bộ: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và phạt giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng cho những trường hợp không có hoặc không gắn phù hiệu xe ô tô tải theo quy định hoặc có phù hiệu xe ô tô tải nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.