Ngành vận tải là ngành đang phát triển rất mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng trong nước ta ngày nay. Đồng thời điều này cũng đã thúc đẩy nhiều đơn vị kinh doanh vận tải mọc lên ngày càng nhiều. Vậy, hiện nay pháp luật có quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải như thế nào? Quyền hạn và những trách nhiệm của các cơ quan có liên quan là gì? Đâu là những quy định doanh nghiệp cần có khi hoạt động trong lĩnh vực này? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nha.
Quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa về xe tải cần biết
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ gồm những xe nào?
Xe taxi tải: Kinh doanh vận tải bằng taxi tải là việc sử dụng xe ô tô tải có trọng lượng từ 1.500 kg trở xuống để vận chuyển hàng hóa. Và người chủ vận tải phải trả tiền công cho người lái xe được tính theo đồng hồ hoặc sử dụng phần mềm tính tiền được gắn trên xe. Điểm nhận dạng là ngoài 2 bên thành xe hoặc cửa xe có in dòng chữ: TAXI TẢI”, kèm theo số điện thoại và tên của đơn vị kinh doanh đó.
Vận tải hàng hóa siêu trường và siêu trọng:
- Việc kinh doanh hàng hóa siêu trường, siêu trọng là sử dụng các loại xe ô tô phù hợp về kích thước hay trọng lượng trong quá trình vận chuyển hàng hóa không bị vượt quá giới hạn quy định và đồng thời không thể tháo rời.
- Trong quá trình kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng yêu cầu lái xe phải cấp giấy phép lưu hành hay giấy phép sử dụng đường bộ còn hiệu lực và do các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container là sử dụng xe đầu kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ mooc để kéo Container.
Vận tải hàng hóa thông thường là một hình thức kinh doanh vận tải khác với các hình thức kinh doanh vận tải kể trên.
Những điều kiện của kinh doanh vận tải hàng hóa
Khi tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải các chủ doanh nghiệp cần đáp ứng các quy định của nhà nước về luật giao thông đường bộ, quy định tại khoản 6 Điều 9, điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xe ô tô dùng để kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu của XE CONTAINER, xe đầu kéo rơ moóc hoặc xe đầu kéo sơ mi rơ moóc phải có phù hiệu của XE ĐẦU KÉO. Với các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi yêu cầu phải có phù hiệu XE TẢI được dán cố định ở bên phải mặt kính trước xe. Đồng thời các xe này cần được niêm yết đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Xe tải kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu, sở dụng hợp pháp đúng theo hợp đồng thuê xe bằng văn bản của đơn vị kinh doanh, tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã thì phải có quy định của hợp tác xã có quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của phía bên hợp tác xã.
Xe tải gồm container, rơ mooc, sơ mi rơ mooc kinh doanh vận tải hàng hóa từ ngày 1/7/2021 phải lắp camera hành trình đảm bảo khả năng ghi lại những hình ảnh của người lái xe trong quá trình lưu thông trên đường.
Phải được niêm yết các thông tin theo quy định được ghi tại phụ lục 14 ban hành kèm theo thông tư số 12/2020/TT-BGTVT. Vị trí niêm yết thông tin như sau:
- Với xe ô tô tải, các loại xe đầu kéo: niêm yết được dán ở mặt ngoài 2 bên cánh cửa của buồng lái.
- Với Rơ mooc, sơ mi rơ mooc có thùng chở hàng, niêm yết sẽ được dán ở mặt ngoài 2 bên của thùng xe. Còn với loại rơ mooc, sơ mi rơ mooc không có thùng hàng thì niêm yết sẽ có trên thông tin bảng bằng kim loại được gắn vào khung xe ở vị trí dễ quan sát.
Các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa cần có kích thước thùng xe đúng với giấy chứng nhận an toàn và BVMT.
Trên tất cả các xe đều phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy và dụng cụ thoát hiểm theo quy định của pháp luật.
Những quy định cần biết về giấy vận tải (giấy vận chuyển)
- Giấy vận tải (giấy vận chuyển) là giấy do đơn vị kinh doanh vận tải phát hành và đảm bảo theo quy định tại khoản 11 điều 9 – Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô như sau: Giấy vận tải (giấy vận chuyển) viết bằng văn bản giấy hoặc điện tử do các đơn vị kinh doanh vận tải tự phát hành và sử dụng. Bao gồm các thông tin tối thiểu phải có như: Tên đơn vị vận tải; số biển kiểm soát hay người thuê vận tải; hành trình đi; số hợp đồng và thời gian ký (nếu có); loại hàng và khối lượng vận chuyển có trên xe.
- Giấy vận chuyển do chính các đơn vị vận tải tự đóng dấu và cấp cho những người lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa lưu thông trên đường. Nếu là hộ kinh doanh thì yêu cầu ký rõ vào giấy vận tải.
- Sau khi hàng được xếp lên xe, trước khi cho đi vận chuyển thì chủ hàng, hay đại diện đơn vị hoặc cá nhân sẽ thực hiện ký xác nhận vào giấy vận tải (giấy vận chuyển) rằng hàng đã được xếp đúng theo quy định.
Tìm hiểu quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải
Theo như quy định của các khoản 1, 2, 3 và khoản 7 của điều 14, điều 16, điều 54 của thông tư số 12/2020/TT-BGTVT thì doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải, container bắt buộc phải có bộ phận quản lý, theo dõi tất cả các điều kiện về an toàn giao thông đúng theo quy định.
Trực tiếp điều hành xe ô tô, hoặc người lái xe của đơn vị để vận chuyển hàng hóa cần chở theo các hình thức sau đây:
- Điều hành thông qua phần mềm hỗ trợ kết nối các xe với máy chủ
- Điều hành nhờ hợp đồng vận chuyển đã ký trước đó
- Một cách khác là thông qua giấy vận tải hay giấy vận chuyển
Có trách nhiệm truyền đạt lại cho người lái xe những thông tin, quy định của pháp luật được cập nhật mới nhất về trọng tải của các phương tiện khi lưu thông trên đường bộ.
Không được phép yêu cầu lái xe bốc vác hay vận chuyển hàng hóa vượt quá trọng lượng mà quy định cho phép
Trực tiếp chịu trách nhiệm nếu xe thuộc quyền quản lý tự ý thay đổi các thông số kỹ thuật của phương tiện trái với quy định, lưu thông trên đường vượt quá khối lượng cho phép.
Các đơn vị kinh doanh sử dụng các ứng dụng hỗ trợ cho người lái xe thể hiện được hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải điện tử.
Thực hiện tất cả trách nhiệm khác theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Những quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe khi tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa
Tương tự với đơn vị doanh nghiệp thì người lái xe cũng sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm riêng của mình.
- Mang theo giấy vận tải và các loại giấy tờ của người lái xe và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa.
- Người lái xe cần sử dụng các phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải có thể truy cập vào hợp đồng vận tải điện tử, giấy vận tải điện tử trong khi vận chuyển hàng hóa.
- Trước khi vận chuyển, người lái xe có trách nhiệm xếp hàng hóa và ký vào giấy vận tải, từ chối vận chuyển các hàng hóa xếp không đúng theo quy định
- Có quyền từ chối các xe có lắp camera hành trình nhưng không hoạt động, không lắp, hoặc phương tiện đó xếp số hàng vượt quá khối lượng cho phép.
- Không được phép sử dụng các thiết bị làm nhiễu sóng, phá, làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát trên xe.
- Thực hiện các trách nhiệm của quy luật tại luật giao thông đường bộ theo nghị định số 10/2020/NĐ-CP và tất cả các quy định khác có liên quan.
Kết luận
Vậy là bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp và gửi tới các anh em lái xe về quy định kinh doanh vận tải hàng hóa được cập nhật mới nhất. Đây đều là những thông tin mang mục đích giáo dục, tương truyền pháp luật và chính sách của nhà nước. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để tránh được những trường hợp không nên có.