Tải trọng trục xe là một chi tiết mà hầu hết các tài xế xe tải phải nắm vững, hiểu rõ khi vận chuyển hàng hóa, để từ đó có thể tránh được các lỗi mắc phải khi tham gia giao thông. Ngoài biết các kiến thức về tải trọng trục xe, tài xế còn phải nắm rõ các quy định liên quan về tải trọng trục xe mới nhất đang hiện hành. Vậy tải trọng trục xe là gì? Các quy định và cách tính của nó như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha!

Định nghĩa về tải trọng trục xe là gì?

Tải trọng trục xe là gì?

  • Tải trọng trục xe là phần tải trọng được phân bố trên mỗi trục xe đa dạng như: xe tải 2 chân, xe tải 3 chân, xe tải 4 chân hay xe tải 5 chân,… Tùy vào từng loại xe mà trục xe tải sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau để đảm bảo khả năng nâng đỡ với mức tải trọng phù hợp.
  • Các bạn có thể hiểu đơn giản tải trọng xe là mức chịu tải trọng giới hạn trên mỗi trục của chiếc xe. Để quá trình tham gia giao thông được an toàn thì các tài xế nên chú ý đến chi tiết này để tránh vi phạm các lỗi không nên có.

Ý nghĩa của tải trọng trục xe

  • Tải trọng trục xe giúp người dùng xác định được số lượng hàng hóa đang chở có nằm trong mức cho phép không. Từ đó các bạn sẽ biết được sức chở hàng hóa của xe được nhà nước quy định là bao nhiêu để có những biện pháp xử lý tốt hơn.
  • Ngoài ra, khi đã nắm rõ được tải trọng trục xe người mua sẽ dễ dàng quyết định sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

Cách tính tải trọng trục xe đầy đủ nhất hiện nay

Mỗi một chiếc xe tải khi vận chuyển trên đường sẽ được phép chở một số lượng hàng nhất định, đã được ghi cụ thể và chi tiết trong hồ sơ chứng nhận an toàn về kỹ thuật xe và giấy đăng kiểm xe. Do vậy, nếu bạn muốn biết thì có thể tìm thông tin trong các giấy tờ trên.

Ngoài ra, bạn còn có thể tự mình kiểm tra tải trọng trục xe của mình rất nhanh chóng và chính xác dựa theo công thức dưới đây:

Tải trọng trục xe = Tổng trọng lượng xe cân được – Trọng lượng của người lái và phụ trên xe – Tải trọng thực của xe

Ví dụ: Xe tải của bạn có trọng lượng 8 tấn và khi cân xe lên được 13 tấn thì áp dụng theo công thức ta sẽ được Tải trọng trục xe = 13 tấn – trọng lượng của tài xế và phụ xe – 8 tấn trọng lượng thực.

Quy định về tải trọng trục xe mới nhất

Bộ giao thông vận tải đã quy định rõ ràng và nghiêm ngặt về tải trọng trục xe, không chỉ giới hạn tải trọng mà còn đảm bảo an toàn trong khi lưu thông vận tải.

Theo  điều 16 thông tư 46/2015/TT-GTVT đã quy định giới hạn tải trọng trục xe về vấn đề tải trọng, khổ giới hạn trên đường, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ, vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng và các giới hạn khi sắp xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ mà bộ giao thông đã ban hành và có hiệu lực. Nội dung cụ thể như sau:

  • Với xe tải trục đơn thì tải trọng trục xe là ≤ 10 tấn
  • Với cụm trục kép thì tải trọng xe sẽ còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa 2 trục tâm:
  • Khoảng cách dưới 1m: trọng tải cụm trục xe dưới 11 tấn
  • Khoảng cách từ 1m đến 1m3: Tải trọng nhỏ hơn 16 tấn
  • Khoảng cách lớn hơn 1m3: tải trọng của cụm trục sẽ dưới 18 tấn
  • Với cụm trục ba tải trọng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của 2 tâm liền kề nhau:
  • Khoảng cách ≤ 1m3: tải trọng cụm trục xe là dưới 21 tấn
  • Khoảng cách > 1m3: tải trọng cụm trục xe dưới 24 tấn

Tất cả các tài xế khi lái xe đều phải tuân thủ đúng, đảm bảo hàng hóa phải chuẩn theo mức tải trọng giới hạn đã quy định. Trường hợp dù là cố ý hay vô tình vi phạm 1 trong các điều khoản trên thì sẽ phải chịu lỗi chở hàng quá tải trọng. Và tất nhiên, khi mắc lỗi thì sẽ bị xử phạt. Vậy mức phạt cho từng mức độ là như thế nào?

Mức xử phạt khi quá tải trọng trục xe mọi người cần chú ý

Tùy vào mức độ vi phạm mà tài xế sẽ phải chịu các mức độ xử phạt khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Xe vi phạm tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép được quy định từ 10% – 20% có mức xử phạt hành chính là 2 triệu đến 3 triệu đồng. Ngoài ra tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 1 tháng.
  • Xe chở hàng hóa có tải trọng trục xe vượt quá giới hạn cho phép từ trên 20% – 50% phải chịu mức phạt là từ 5 triệu đến 7 triệu đồng. Và đồng thời cũng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 2 tháng.
  • Với xe có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng cho phép từ trên 50% (mức xử phạt cao nhất) sẽ bị xử phạt từ 5 triệu đến 7 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 2 tháng.

Một số câu hỏi thường gặp về tải trọng trục xe 

Thế nào là tải trọng trục xe?

  • Tải trọng trục xe nói dễ hiểu là phần tải trọng của toàn bộ xe được phân bố trên mỗi trục xe.

Phần tải trọng trục xe được thiết kế như thế nào?

  • Tải trọng trục xe sẽ được thiết kế đường gồm các loại cơ bản, bao gồm 3 loại trục xe chính là: Trục đơn, trục kép và cụm trục ba.

Kết luận

Đến đây chắc hẳn tất cả các bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi “Tải trọng trục xe, quy định và cách tính của tải trọng trục xe là gì?” rồi. Ngoài việc phải hiểu rõ về định nghĩa của tải trọng trục xe, người tài xế cũng cần phải quan tâm, thường xuyên cập nhật thông tin về các quy định của tải trọng trục xe đang hiện hành, để tránh vi phạm các lỗi cũng như đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin, kiến thức về xe tải, tự tin hơn khi chinh phục mọi con đường. Chúc tất cả các bác tài thượng lộ bình an!